BitcoinBTC$107,283.00 0.04%
EthereumETH$2,430.96 0.12%
TetherUSDT$1.00 0.01%
XRPXRP$2.18 0.10%
BNBBNB$649.18 0.58%
SolanaSOL$149.80 4.28%
USDCUSDC$0.9999 0.00%
TRONTRX$0.2764 0.97%
DogecoinDOGE$0.1629 0.48%
Lido Staked EtherSTETH$2,429.50 0.12%

Cùng là Hồi giáo nhưng vì sao Sunni và Shia lại ghét nhau như vậy?


11/12/2021

1466 lượt xem

Nói đến những xung đột tôn giáo tại vùng Trung Đông thì không thể không nhắc đến những xung đột giữa Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shia. Nhưng làm thế nào mà hai giáo phái nhỏ trong lòng một tôn giáo lớn lại luôn xích mích với nhau như vậy? Và liệu bản chất các cuộc đụng độ giữa Sunni và Shia có thật sự chỉ vì mâu thuẫn tôn giáo?

Nguồn gốc mâu thuẫn tôn giáo giữa Sunni và Shia

Khi nhà tiên tri Muhammad - cũng là người khai sinh ra Hồi giáo mất đi, những tranh chấp về việc ai sẽ thừa kế nhà tiên tri khiến Hồi giáo bị tách thành hai nhóm. Số đông (tức Sunni) cho rằng người kế vị Muhammad phải được lựa chọn bằng cách bầu cử và được các bô lão đồng ý. Còn một phe thiểu số (tức Shia, hay còn viết là Shitte) lại cho rằng người kế vị Muhammad phải được lựa chọn từ gia đình và hậu duệ của ông.

Kết quả là Sunni áp đảo Shia và đưa Abu Bakr lên làm Khalip (lãnh đạo). Nhưng tiếc là Abu sau đó liền bị ám sát, 2 Khalip khác sau Abu cùng thuộc Sunni cũng bị ám sát mà chết. Đến lượt Ali của Shia có cơ hội lên làm Khalip mới thì vẫn tiếp tục bị ám sát. Con trai của Ali là Hussein ngay sau đó liền bị một phiến quân Sunni giết hại. Những lãnh đạo của Shia lần lượt ngã xuống, Sunni bắt đầu độc quyền chính trị, còn người Shia chỉ chiếm thiểu số thì dần tách ra và có lực lượng riêng. Hồi giáo chính thức bị chia tách thành Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shia.

Một số học giả cho rằng Hồi giáo Sunni đại diện cho sức mạnh và chiến thắng, trong khi Hồi giáo Shia là đại diện cho những người nghèo khổ sống dưới đáy thế giới Hồi giáo, chống lại sự áp bức và đánh đập. Trong những năm đầu ly khai, một số người Kito và Do thái giáo khi chuyển đạo thì cũng chuyển sang dòng Shia để chống đối các đế quốc Ả rập Sunni đã đối xử không ra gì với những người không xuất thân từ  Ả-rập.

Sunni và Shia trên bản đồ Trung Đông ngày nay

Hồi giáo Sunni gần như thống trị hoàn toàn Hồi giáo trong suốt 9 thế kỷ kể từ khi Đạo Hồi ra đời, mãi đến khi Safavid lập quốc thì Shia mới có chút hi vọng tìm được chỗ đứng. Safavid đưa Hồi giáo dòng Shia lên làm quốc giáo và trực tiếp đối đầu với đế chế Sunni hùng mạnh bấy giờ là Ottoman. Sau nhiều lần giao tranh rồi lại đàm phán, Shia cuối cùng cũng mở rộng được chỗ đứng, chính là đường phân chia biên giới giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại. Shia chiếm phần lớn Iran, Iraq, Azerbaijan, Bahrain và phần lớn Lebanon, còn Sunni tập trung chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Ai Cập, Yemen, Arab Saudia, Kuwait và Jordan.

Bản chất mâu thuẫn giữa Hồi giáo Sunni và Shia hiện nay – Nippon Kiyoshi  Blog
Bản đồ phân chia Hồi giáo theo các dòng giáo phái. Màu xanh càng đậm là càng có đa số dòng Shiite, màu tím than là Sunni

Sunni - Shia ngày nay, xung đột tôn giáo hay chủ nghĩa bè phái?

Xung đột của Sunni và Shia ban đầu là những mâu thuẫn về người kế vị của nhà tiên tri Muhammad, là xung đột giữa Sunni thống trị và Shia bị đàn áp. Nhưng những xung đột kéo dài quá lâu lại khiến Sunni và Shia quên đi lý do ban đầu khiến họ thù ghét nhau. Dần dần xung đột giữa Sunni và Shia chuyển từ mâu thuẫn tôn giáo thành xung đột chính trị, và là cuộc xung đột của chủ nghĩa bè phái (Sectarianism).

Hiểu một cách đơn giản thì chủ nghĩa bè phái luôn đề cao tôn giáo của mình, phủ nhận những tôn giáo khác và nói rằng đó là “tà giáo”. Nguy hiểm nhất là khi những người theo chủ nghĩa bè phái lại có tầm ảnh hưởng đến kinh tế và chính trị, bởi họ sẵn sàng tấn công những nước khác mà họ cho là tà giáo. Đó cũng là lý do vì sao sau mùa xuân Ả Rập, các nước Ả Rập luôn bao trùm trong không khí khi sợ hãi sự thống trị của Hồi giáo chính trị.

Sự kiện lớn nhất khiến xung đột giữa Sunni và Shia từ xung đột tôn giáo chuyển mình thành xung đột bè phái là cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979. Cuộc cách mạng do Ayatollah Khomeini dẫn đầu lật đổ chính quyền Iran thân Mỹ lúc bấy giờ và đưa Iran trở thành đế chế Hồi giáo Shia như hiện tại. Ayatollah Khomeini vốn là một kẻ độc tài theo chủ nghĩa bè  phái, ông ta trung thành với Hồi giáo Shia và kêu gọi một cuộc cách mạng lật đổ các chính phủ phản Shia, gồm có Iran thân Mỹ, các nước Sunni đứng đầu là Arab Saudia và đất nước Israel của Do Thái.

Đáp lại, Arab Saudia và Israel cũng tham gia chiến dịch chống Shia, kể cả trường học cũng được truyền bá tư tưởng chống Shia. Rõ ràng cuộc chiến lúc này đã không còn là cuộc chiến tôn giáo của riêng Sunni và Shia mà nó là cuộc chiến chính trị giữa các bè nhóm, giữa Ayatollah Khomeini với chính quyền Iran thân Mỹ, giữa Iran Shia với Ả rập và Israel. Các xung đột ngày nay ở Trung Đông cũng vậy, nhìn qua là xung đột tôn giáo của riêng Sunni và Shia, nhưng thực tế đó là cái cớ châm ngòi cho xung đột chính trị giữa các phe.

Tags: hồi giáo, Trung Đông,

CÙNG CHỦ ĐỀ


XEM NHIỀU

Sole News | Kênh tin tức về blockchains & cryptos nhanh nhất Sole News | Kênh tin tức về blockchains & cryptos nhanh nhất
Email: info@soletechno.net

Theo dõi chúng tôi

Chuyên mục

  • Video

  • Testnet

  • Khám phá thị trường

  • Crypto cho người mới bắt đầu

  • Infrastructure & Layer

  • Tin tức trong ngày

  • Đầu tư & giao dịch

  • Kiếm tiền

  • DePIN

  • Phân tích kỹ thuật

  • Việc làm Web3

  • DeFi

  • Vĩ mô

  • Sự kiện & chính sách

  • NFT, Game & Metaverse

  • Kiến thức nền tảng & học tập

  • Telegram

  • Phân tích cơ bản

  • Xu hướng & dự báo

  • Tiện ích đặc biệt

  • Airdrop

  • Tìm hiểu dự án

  • Community & Launch