Mô hình IS-LM - một trong những mô hình cơ bản của kinh tế vĩ mô giúp giải thích được sự tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ lên các yếu tố quan trọng như chi tiêu, lãi suất hay đầu tư. Hãy cùng KTHGĐ tìm hiểu quy luật của những chính sách trên thông qua mô hình IS-LM!
Được nhà kinh tế học người Anh John Hicks giới thiệu vào năm 1936, mô hình IS-LM là một mô hình được sử dụng trong kinh tế vĩ mô thể hiện sự tương tác lẫn nhau giữa 2 thành phần là ‘thị trường hàng hóa và dịch vụ’ (đường IS) và ‘thị trường tài chính và cho vay’ (đường LM). Trong đó, IS được viết tắt cho cụm từ ‘Investment-Saving’ và LM được viết tắt cho ‘Liquidity preference-Money supply’
Mô hình này được biểu diễn dưới dạng đồ thị gồm 2 đường cong IS và LM theo hai đại lương cơ bản là lãi suất thực (i) và tổng sản phẩm quốc nội hay thường gọi là ‘thu nhập’ (Y hay GDP)
Tương tự như trong mối quan hệ cung cầu, hai đường IS-LM cắt nhau tại ‘điểm cân bằng’ của 2 thị trường.
Đồ thị IS-LM bao gồm hai đường cong IS và LM. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hoặc (Y), được đặt trên trục hoành, tăng về bên phải. Lãi suất, hoặc (i hoặc R), tạo nên trục tung.
Đường IS mô tả tập hợp tất cả các mức lãi suất và thu nhập (Y) tại đó tổng đầu tư (I) bằng tổng tiết kiệm (S). Tại một nền kinh tế thị trường thông thường, khi mức lãi suất càng thấp thì tổng đầu tư càng cao, dẫn đến tổng sản lượng (GDP) nhiều hơn, do đó, đường IS dốc xuống và sang phải.
Đường LM mô tả tập hợp tất cả các mức thu nhập (Y) và lãi suất tại đó cung tiền bằng với cầu tiền (đảm bảo được tính thanh khoản cho tiền tệ). Đường LM dốc lên vì mức thu nhập (GDP) cao hơn làm tăng nhu cầu giữ số dư tiền cho các giao dịch, điều này đòi hỏi lãi suất cao hơn để giữ cung tiền và cầu thanh khoản ở trạng thái cân bằng.
Giao điểm của đường IS và đường LM cho thấy điểm cân bằng của lãi suất và sản lượng khi thị trường tiền tệ và nền kinh tế thực cân bằng. Trong thực tế, các đường IS và LM thường không phải là đường thẳng và luôn có xu hướng xê dịch.
Là một trong những mô hình quan trọng của kinh tế vĩ mô, đây là một trong những công cụ nhằm giúp chính phủ theo dõi và điều tiết nền kinh tế nhằm đưa ra các chính sách tài khóa hay chính sách tiền tệ phù hợp.
Dựa vào đường IS-LM, ta có thể thấy tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố có trong mô hình. Ta có thể dựa vào mô hình IS-LM nhằm xác định những ảnh hưởng mà chính sách đó mang lại:
Mô hình IS-LM là một công cụ kinh tế gây tranh cãi. Nhiều học giả bao gồm cả cha đẻ của mô hình này - Hicks, người đã nói rằng mô hình này được sử dụng tốt nhất “như một công cụ trong lớp học” hơn là trong bất kỳ ứng dụng thực tế nào, đây chỉ được xem như mô hình nhằm thể hiện những tác động chính của các chính sách tiền tệ và tài khóa của chính phủ và ngân hàng nhà nước. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm chính của mô hình IS-LM:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
(Nguồn: Wikipedia & Investopedia)