BitcoinBTC: 94650.00$
EthereumETH: 1816.16$
TetherUSDT: 1.00$
XRPXRP: 2.28$
BNBBNB: 609.92$
SolanaSOL: 147.96$
USDCUSDC: 1.00$
DogecoinDOGE: 0.18$
CardanoADA: 0.71$
TRONTRX: 0.25$

Siêu chu kỳ hàng hóa là gì? Các ngành nào đang hưởng lợi?


21/08/2021

1563 lượt xem

Trong thời gian qua, có lẽ các bạn cũng đang nghe đến việc giá hàng hóa tăng cao trên toàn cầu, gây ra lạm phát và khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam hưởng lợi như Hòa Phát, Mía đường Sơn La. Vậy siêu chu kỳ hàng hóa là gì?

Khái niệm siêu chu kỳ hàng hóa 

Siêu chu kỳ hàng hóa là một chu kỳ giá hàng hóa tăng đột ngột và đạt đỉnh cao hơn nhiều so với mức đáy mà chúng bắt đầu. Sau đó, giá ổn định trở lại và cuối cùng đi xuống dưới đỉnh và ở mức đáy mới

Mô hình của siêu chu kỳ hàng hóa 1996 - 2021 (: Holmes, F. (2021)

Nguyên nhân dẫn đến siêu chu kỳ hàng hóa

Siêu chu kỳ chỉ xảy ra khi một nền kinh tế lớn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chi tiêu vào cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu lớn đối với các loại nguyên liệu thô, với lượng cung ở thời điểm đó khó đáp ứng. 

Vào hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu bởi Covid-19 với nhu cầu sản xuất và tiêu thụ tăng cao, nhưng sản xuất chưa bắt kịp nhịp độ và thiếu nguyên liệu sản xuất do thiếu hụt tàu, cũng như container vận tải biển khiến cho giá cả nhiều hàng hóa đạt mức đỉnh 3 đến 5 năm qua như dầu thô, đồng, kim loại, nguyên liệu công nghiệp như bông, cao su, cafe, v.v.

Liệu siêu chu kỳ hàng hóa có xảy ra trong năm 2021?

Xu hướng giá lên của thị trường nguyên vật liệu toàn cầu càng trở nên mạnh mẽ hơn trong những tuần gần đây, khiến nhiều nhà phân tích tin rằng một “siêu chu kỳ” đã chính thức bắt đầu trong bối cảnh các nền kinh tế lớn của thế giới khởi sắc nhanh sau cú sốc Covid-19.

Có nhiều nguyên nhân khiến giá hàng hóa tăng trong năm 2021

Theo phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), nhiều hàng hóa chủ chốt tăng mạnh trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm trong 2021 do một số nguyên nhân:

  1. Trung Quốc sớm kiểm soát dịch COVID-19 khiến nền kinh tế hồi phục nhanh hơn so với các nước khác, nhu cầu về nguyên liệu hàng hóa nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh tăng cao.
  2. Các thử nghiệm vaccine COVID-19 diễn ra mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2020 tạo ra kỳ vọng về sự hồi phục của kinh tế thế giới.
  3. Nguồn cung tiền của thế giới gia tăng do chính sách tiền tệ nới lỏng từ các Ngân hàng TW của nhiều quốc gia dẫn đầu kinh tế toàn cầu.
  4. Công nghệ đang phát triển nhanh chóng và ngành năng lượng mới đang nổi lên thúc đẩy nhu cầu hàng hóa lớn trên thị trường thế giới.
  5. Giá vận tải biển toàn cầu tăng đột biến từ gấp 2 đến 8, tùy tuyến đường, cũng góp phần đẩy giá hàng hóa tăng cao

4 siêu chu kỳ hàng hóa trong lịch sử

  • Lần 1 từ 1894 - 1930: Mỹ trải qua thời kỳ công nghiệp hóa. Siêu chu kỳ thứ nhất diễn ra trong giai đoạn 1899 – 1932, là thời điểm Mỹ bước vào quá trình công nghiệp hóa và thế giới trải qua Cách mạng Công nghiệp lần thứ 2, làm phát sinh nhu cầu sắt thép lớn để sản xuất máy móc, xây dựng, đồng thời giá dầu tăng mạnh khi thế giới chuẩn bị và trải qua Thế Chiến I.
  • Lần 2 từ 1932 - 1960: Châu Âu và Nhật bản tái thiết đất nước sau thế chiến thứ 2.Giá dầu và kim loại cơ bản tăng mạnh qua Thế Chiến II do nhu cầu sản xuất vũ khí và đạt đỉnh vào cuối những năm 1940 sau tái thiết. Sau đó giá hàng hóa giảm về đáy vào năm 1960
  • Lần 3 từ 1973 - 1999: Siêu chu kỳ thứ 3 được “châm ngòi” bởi quá trình tái công nghiệp hóa ở châu Âu và Nhật Bản từ năm 1962 đến năm 1995. Giai đoạn này, các nền kinh tế lớn trên thế giới đang trải qua thời kỳ tăng trưởng mạnh và bền vững sau Thế Chiến II.  Siêu chu kỳ hàng hóa lần này ghi dấu ấn với cuộc khủng hoảng dầu trong giai đoạn 1973 - 1979. Tháng 10/1973, các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Arab tuyên bố cấm vận dầu mỏ nhằm trừng phạt các quốc gia ủng hộ Israel trong Chiến tranh Yom Kippur. Đến khi lệnh cấm vận dầu mỏ được gỡ bỏ vào tháng 3/1974, giá dầu tăng gần 300%, từ 3 USD/thùng lên gần 12 USD trên toàn cầu. Sau đó, giá dầu giảm ổn định từ năm 1980 đến 1990. Ngoài ra, trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng giá dầu, thị trường thép cũng trải qua thời kỳ hỗn loạn sau khoảng 10 năm tăng giá liên tiếp vào những năm 1960. Giá thép giảm dần từ năm 1973 tới cuối những năm 1990 do tình trạng dư thừa công suất.
  • Lần 4 từ 2000 - 2015: Siêu chu kỳ thứ 4 bắt đầu từ năm 1996 đến năm 2015 nhờ quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở Trung Quốc nói riêng và khối BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) nói chung. Đợt bùng nổ hàng hóa này chủ yếu do nhu cầu tăng từ các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc với vai trò là “công xưởng” của thế giới.
Thế giới đã trải qua 4 siêu chu kỳ hàng hóa

Các nhà cung cấp đã phải rất chật vật để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nguyên vật liệu đang tăng mạnh. Vì họ không thể mở rộng công suất sản xuất trong một sớm một chiều nên trong hơn 10 năm sau đó, nguồn cung nguyên vật liệu như quặng sắt luôn trong tình trạng khan hiếm. Kết quả, giá đồng tăng vượt 10.000 USD/tấn sau khi giữ ở dưới 2.000 USD trong phần lớn thời gian của những năm 1990. Giá dầu thô cũng tăng từ 20 USD/thùng vọt lên 140 USD.

Siêu chu kỳ lần này cũng được hỗ trợ một phần bởi đà giảm giá ổn định của đồng USD kể từ khi bong bóng dot-com vỡ vào năm 2001 và chạm mức thấp kỷ lục khi giá dầu thô lên cao nhất mọi thời đại vào mùa hè năm 2008. 

Đợt bùng nổ này của hàng hóa có dấu hiệu chậm lại khi cuộc đại khủng hoảng tài chính và khủng hoảng khu vực đồng euro làm chao đảo các thị trường vào năm 2008 và 2011. Mọi thứ dừng lại khi kinh tế Trung Quốc bắt đầu “hạ nhiệt” vào năm 2015.

Giá hàng hóa tăng, ngành nào hưởng lợi?

Theo phân tích của công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, chủ yếu các ngành sản xuất nguyên vật liệu đầu vào sẽ hưởng lợi khi giá nguyên liệu đầu vào tăng. Và giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh lại khiến các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm sẽ thiệt hại nặng. 

Các doanh nghiệp tích trữ nhiều hàng hóa sẽ có lợi trong siêu chu kỳ hàng hóa

Một số doanh nghiệp có lượng tích trữ hàng tồn kho lớn trước đó sẽ hưởng lợi chênh lệch về giá bán ra cao hơn thời điểm tích hàng. Những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu cơ bản như Hòa Phát có thép cán nóng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất thép, các ngành liên quan nguyên vật liệu cơ bản như nông sản, khoáng sản sẽ hưởng lợi. 

Ngoại trừ giá thép có xu hướng giảm sau giai đoạn tăng nóng đầu năm 2021 do lo ngại từ tốc độ tăng trưởng kinh tế kém kỳ vọng của Trung Quốc, các loại hàng hóa khác như phân bón, đường đều đạt đỉnh 5 năm, và cũng phản ánh vào giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam như ngành phân bón DPM, BFC, DCM hay mía đường SLS, SBT v.v. 

Tags: chứng khoán, siêu chu kỳ hàng hóa, dịch COVD-19,

CÙNG CHỦ ĐỀ


XEM NHIỀU

Sole News | Kênh tin tức về blockchains & cryptos nhanh nhất Sole News | Kênh tin tức về blockchains & cryptos nhanh nhất
Email: info@soletechno.net

Theo dõi chúng tôi

Chuyên mục

  • Kinh doanh

  • Review sách

  • Video

  • Xã hội

  • Chứng khoán

  • Bất động sản

  • Thị trường

  • Dự án

  • Vĩ mô

  • Airdrop

  • Kiến thức