BitcoinBTC: 95100.00$
EthereumETH: 1807.83$
TetherUSDT: 1.00$
XRPXRP: 2.20$
BNBBNB: 604.26$
SolanaSOL: 152.51$
USDCUSDC: 1.00$
DogecoinDOGE: 0.19$
CardanoADA: 0.72$
TRONTRX: 0.24$

Stagflation là gì mà ai cũng phải lo âu?


16/10/2021

1926 lượt xem

Nếu 2020 là năm của sự lo lắng về dịch bệnh và sự sụp đổ của nền kinh tế, thì năm 2021 lại là lúc để chúng ta lo về một sự gia tăng lạm phát toàn cầu. Nhưng mọi chuyện còn có thể tệ hơn thế, bởi một khái niệm mà chúng ta đã không được nghe tận những năm 1970, đó là stagflation (lạm phát kèm suy thoái).

Stagflation là gì?

Stagflation là một từ ghép giữa stagnation (suy thoái) và inflation (lạm phát). Từ này mô tả mô nền kinh tế ít hoặc không có tăng trưởng, trong khi tỷ lệ lạm phát cao hơn bình thường. Từ này được chính trị giá Iain Macleod đưa ra vào năm 1965. Ban đầu, nhiều nhà kinh tế cho rằng stagflation khó có thể xảy ra. Bởi thông thường, lạm phát và thất nghiệp đi theo hướng đối lập nhau, do nền giá thường tăng khi nhu cầu nền kinh tế đi lên. 

Khi nào stagflation xảy ra?

Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh nhiều lần rằng stagflatoion hoàn toàn có thể xảy ra. Trường hợp nổi tiếng nhất xảy ra ở Mỹ vào những năm 1970. Năm 1971, Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon đối phó với các áp lực cán cân thanh toán bằng cách đưa Mỹ ra khỏi chế độ bản vị vàng. Quyết định này đã làm giảm giá trị đồng USD so với các đồng tiền khác trong suốt thập kỷ đó, và làm áp lực lạm phát gia tăng ở Mỹ. Ông Nixon đã cố tìm cách kiểm soát tiền lương và giá để đối phó với lạm phát, nhưng không thành công. Sau đó, năm 1973, các thành viên Arab của OPEC đã áp đặt các biện pháp cấm vận đối với các nước mà họ cho rằng hỗ trợ cho Isael trong cuộc chiến Yom Kippur. Ở Mỹ, lệnh cấm vận này đẩy giá dầu tăng phi mã. Các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm sản xuất, gây ra cái mà các nhà kinh tế gọi là một cú sốc nguồn cung, đẩy hàng hóa trở nên khan hiếm hơn, từ đó giá tăng lên. Cùng thời điểm đó, việc cắt giảm sản lượng cũng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Đến năm 1975, chỉ số Misery Index – chỉ số tổng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đã lên tới 19,9%, trước khi đạt đỉnh 22% vào năm 1980. 

Tại sao từ này lại “tái xuất”?

Stagflation xuất hiện cùng lúc với mối lo về lạm phát, vốn đang gia tăng ở nhiều khu vực trên thế giới kể từ mùa xuân năm nay. Chiến dịch tiêm chủng đã giúp kiểm soát dịch COVID-19 và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh hơn dự kiến. Trong khi đó, chuỗi cung ứng bị gián đoạn do dịch bệnh lại làm tình trạng khan hiếm xuất hiện, đẩy giá cả lên cao.

Điều gì đã thay đổi ?

FED và hầu hết các nhà kinh tế cho rằng áp lực chi phí chỉ là tạm thời, và sẽ giảm dần khi quá trình phục hồi sau dịch được tiếp tục. Tuy nhiên, biến thể Delta đã làm chậm đà tăng trưởng kinh tế, làm đóng băng thêm chuỗi cung ứng, từ chip bán dẫn tới xe hơn. Việc thiếu nhân công dường như cũng xuất hiện ở một số ngành công nghiệp, trong khi giá thực phẩm và năng lượng tăng và khó có dấu hiệu giảm trong vài tháng tới. Điều này dẫn tới việc ngay cả một số người lạc quan nhất cũng cho rằng lạm phát sẽ kéo dài hơn những tính toán ban đầu.

Mọi thứ đều tồi tệ?

Không hẳn là như vậy. Các dự báo tăng trưởng vẫn được đưa ra ở nhiều khu vực trên thế giới. Điều này nghĩa là ngay cả khi lạm phát khó kiểm soát hơn, vẫn có rất ít lí do để lo rằng suy thoái sẽ xuất hiện. Hầu hết, dù không phải tất cả các nhà kinh tế học, đều vẫn giữ quan điểm rằng lạm phát chỉ là tạm thời.

Các nhà hoạch định chính sách có phản ứng ra sao?

Thông thường, các nhà hoạch định chính sách chỉ chọn một trong hai việc, thúc đẩy tăng trưởng hoặc làm chậm lạm phát, chứ ít khi làm cả hai. Nếu các áp lực suy thoái kèm lạm phát tiếp tục, họ sẽ phải chọn xem nên lo lắng về điều gì hơn. Tại thời điểm hiện tại, hầu hết giới hoạch định chính sách vẫn đều hy vọng lạm phát sẽ giảm dần, cho phép họ dần nới lỏng các chính sách kích thích kinh tế. Một số ngân hàng trung ương, đặc biệt là ở Mỹ Latin, đã bắt đầu tăng lãi suất. Các nhà làm chính sách của FED đang bắn tín hiệu rằng sẽ sớm làm chậm chương trình mua tài sản. Dù vậy, nếu stagflation tiếp tục kéo dài, FED có thể đẩy nhanh tiến độ này nhằm làm giảm mối nguy lạm phát, ngay cả khi điều này có nghĩa rằng sẽ kiềm chế cầu.

Theo Washington Post 

Tags: dịch COVD-19, kinh tế, lạm phát, suy thoái,

CÙNG CHỦ ĐỀ


XEM NHIỀU

Sole News | Kênh tin tức về blockchains & cryptos nhanh nhất Sole News | Kênh tin tức về blockchains & cryptos nhanh nhất
Email: info@soletechno.net

Theo dõi chúng tôi

Chuyên mục

  • Kinh doanh

  • Review sách

  • Video

  • Xã hội

  • Chứng khoán

  • Bất động sản

  • Thị trường

  • Dự án

  • Vĩ mô

  • Airdrop

  • Kiến thức